fbpx

Tác dụng dược lý và độc tính của nọc rắn và chế phẩm dùng trong chống viêm, giảm đau

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ ĐỘC TÍNH CỦA NỌC RẮN VÀ CHẾ PHẨM DÙNG TRONG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU

  1. Đặng Hồng Vân
  2. Hoàng Ngọc Hùng

Đào Văn Phan

Nguyễn Lan Phương

Nguyễn Văn Ngọc

Nọc rắn hổ mang (Naja naja) là một nguồn dược liệu sẵn có ở nước ta. Tuy nhiên việc khai thác để sử dụng vẫn chưa có quy trình thống nhất giữa các cơ sở. Tập thể các tác giả đã tiến hành nghiên cứu tác dụng giảm đau, chống viêm và mối quan hệ giữa tác dụng giảm đau, chống viêm với độc tính của Nọc rắn hổ mang. Chúng tôi tóm tắt phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài như sau:

  1. Thuốc và phương pháp thử
  2. Nọc rắn

– Dùng rắn hổ mang (Naja naja) hoang dại, không phân biệt giới và kích thước

– Lấy nọc bằng cách bóp nhẹ 2 tay vào tuyến nọc.

– Làm khô nọc bằng cách để trong tủ sấy chân không có quạt gió, nhiệt độ 40 – 45 độ C, dùng Canxi oxyd hút ẩm hoặc bằng phương pháp đông khô.

  1. Thuốc mỡ nọc rắn

– Dùng nọc rắn khô pha chế thành thuốc mỡ xoa bóp gồm những thành phần: Methyl salicylate, Long não, Tinh dầu chổi

  1. Thử độc tính

– Thử đơn vị chuột: dùng các liều nọc tăng dần pha trong nước muối 0,9%, tiêm dưới da cho từng lô 6 chuột nhắt trắng nặng từ 18 – 22g, với thể tích 0,2ml/10g chuột. Xác định liều thấp nhất làm chết toàn bộ chuột trong vòng 22h.

– Dùng thuốc mỡ nọc rắn bôi hàng ngày, mỗi ngày 1 lần lên vột vùng da lưng thỏ đã được cắt long, rộng khoảng 1/6 diện tích cơ thể. Thỏ khỏe mạnh cả 2 giống, nặng từ 1,8 – 2,5kg. Chia thành từng lô, mỗi lô 7 con. Sau mỗi đợt bôi thuốc, tất cả các thỏ đều bị giết để kiểm tra tổ chức học (đặc biệt là vùng da bôi thuốc, gan và thận), và kiểm tra các chỉ số sinh vật:

+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu

+ Chức năng gan

+ Chức năng thận: ure máu

+ Sức bền hồng cầu

+ Khả năng đông máu qua yếu tố X và nghiệm pháp rượu

  1. Thử tác dụng giảm đau

– Trên chuột nhắt trắng nặng 18 – 22g theo phương pháp bản nhiệt 56 độ C và phương pháp gây quặn đau bằng acid acetic 1%.

  1. Thử tác dụng giảm viêm

– Gây viêm chuột bằng kaolin theo phương pháp Winter

– Gây viêm tai chuột bằng dầu ba đậu

  1. Phương pháp thống kê

– Các số liệu được phân tích và so sánh theo phương pháp 2t – student.

  1. KẾT QUẢ
  2. Độc tính

– Qua các kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc mỡ nọc rắn, kể cả ở nồng độ rất cao cũng không gây ảnh hưởng xấu đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và khả năng đông máu, không gây tổn thương cho vùng da bôi thuốc. Nếu bôi với hàm lượng quá cao (liều gấp 2250 lần so với liều khuyến cáo) hoặc liều cao trong thời gian lâu mới gây ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

  1. Tác dụng giảm đau

– Kết quả thực nghiệm cho thấy với liều không gây độc, nọc rắn có tác dụng giảm đau rõ và lâu hơn aspegic (Một loại thuốc giảm đau chống viêm) 50mg/kg.

  1. Tác dụng chống viêm

– Các kết quả thí nghiệm cho thấy khi dùng riêng nọc rắn hoặc phức chất thuốc mỡ (tinh dầu, methylsalicylat) thì thuốc không có tác dụng chống viêm. Nhưng khi dùng hỗn hợp phức chất có chứa nọc rắn thì tác dụng chống viêm xuất hiện rõ rang.

III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

– Độc tính của nọc rắn đánh giá qua đơn vị chuột, kết quả cho thấy độc tính ít thay đổi theo phương pháp làm khô nọc.

– Ở liều cao nọc rắn hổ mang gây các triệu chứng nhiễm độc cấp tính là các dấu hiệu liệt cơ dẫn tới ngừng hô hấp; không có hiện tượng tan máu, rối loạn đông máu. Dùng lâu với liều rất cao có thể gây thoái hóa gan và viêm ống thận.

– Nọc rắn hổ mang với liều không độc có tác dụng giảm đau nhẹ

thuoc-chua-ran-doc-can-1

– Nọc rắn khi phối hợp với phức hợp thuốc mỡ (tinh dầu, methylsalicylat) xuất hiện tác dụng chống viêm rõ ràng. Có thể phức chất làm mềm da, giãn mạch làm cho nọc rắn dễ thấm hơn, vì vậy tác dụng chống viêm là tác dụng hiệp đồng của phức chất với nọc rắn.

– Theo công thức nghiên cứu, phức chất phối hợp với nọc rắn có thể dùng điều trị trong các trường hợp viêm đau cơ, đau do viêm khớp, viêm dây thần kinh. Bôi nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần không quá 20g thuốc mỡ, không bôi vào vùng da có tổn thương, không dùng cho người suy gan thận nặng.

Dược sĩ: Thu Hiền

Các bình luận

Bình luận

đau nhức xương khớp người già thuốc làm tan máu bầm thuốc thuốc chữa bầm tím.