fbpx

Những lý do nên làm tan máu bầm

Làm tan máu bầm vì bị tụ máu trên da, bạn cần phải chú ý rằng máu (đa số là hồng cầu) đã bị thoát ra khỏi các mạch máu và sau đó sẽ dẫn đến nhiều các phản ứng liên tiếp theo nhau rất nhanh chóng, mục đích là tạo ra một nút cầm máu tại nơi bị thương để không bị chảy máu tiếp và hàn gắn lại vết thương, cuối cùng là lập lại sự lưu thông tuần hoàn. Công việc trên là sự tương tác cực kì phức tạp của các yếu tố như thành mạch và tiểu cầu cùng với các yếu tố làm đông máu.lam-tan-mau-bam-tu-tren-da

Làm tan máu bầm có kích thước nhỏ hay to tuỳ theo mức độ bị thương tổn mạch máu, thông thường từ sau 3 đến 5 ngày những vết bầm này sẽ bị thay đổi màu bắt đầu từ màu đỏ sẫm sau đó chuyển sang màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Theo các chuyên gia, với các vết bầm nhỏ và thương tổn cũng không lớn, các bạn nên dùng đá để chườm lạnh ngay sau khi bị thương, đụng cạnh bàn hoặc trượt cầu thang hoặc sau khi phẫu thuật… Việc này để giúp mạch máu co lại, để vết thương giảm viêm , giảm sưng và làm giảm chảy máu.

Làm tan máu bầm sau khi phẫu thuật, các bạn nên xịt nước khoáng cùng với chườm lạnh sẽ làm giảm sưng và tan vết máu bầm tốt hơn. Làm tan máu bầm ở chân tay, có thể kết hợp cùng với băng ép thành mạch hoặc kê cao chi bị bầm máu… Bạn cũng có thể dùng thêm những thuốc thoa ở ngoài da trên các vùng bị tụ máu cũng sẽ làm tan vết máu bầm nhanh hơn.lam-tan-mau-bam-sau-phau-thuat

Người bị máu bầm không nên bóp dầu nóng lên trên vết máu bầm. Việc hiểu biết không đúng này sẽ làm nơi bị chấn thương chảy máu nhiều hơn và vết thương sẽ bị viêm nhiễm nặng hơn.

Có rất nhiều lí do làm gây ra những vết bầm máu trên da chúng ta và cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến thành mạch dễ bị chấn thương. Chúng ta thường thấy người cao tuổi hay  bị bầm máu hơn là do thành mạch cứng hơn dẫn đến dễ vỡ hơn hay những người bị béo phì, đang bị các bệnh lý khác, … cũng dễ dẫn đến những vết bầm máu trên da. Như vậy vết bầm máu trên da chỉ  là bị tổn thương thành mạch sau khi bị chấn thương,cũng có thể còn là do các nguyên nhân làm rối loạn các quá trình làm đông máu như làm giảm khối lượng hay chất lượng tiểu cầu và làm rối loạn những yếu tố làm đông máu hoặc bị tổn thương thành mạch khi mắc phải.lam-tan-mau-bam-bi-ton-thuong

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, khi thấy những vết bầm ở dưới da, mọi người thường lơ là không đi điều trị. Các vết bầm bình thường sẽ đỏ tím, hơi đau và sau đó tự hết sau một khoảng thời gian. Nhưng nếu thấy có nhiều vết máu bầm dưới da mà không biết nguyên nhân  gì rõ ràng hay các vết bầm máu đã được tan nhưng nó cứ bị đi bị lại liên tục, các bạn cần phải đến ngay các phòng khám hoặc bệnh viện để được kiểm tra máu vì bạn có thể mắc các bệnh lý về việc rối loạn đông máu cần được được bác sĩ chẩn đoán và điều trị. Không nên coi thường và tự mua thuốc để uống hoặc bỏ qua.

Xem thêm:

Cách làm tan máu bầm.

 

Các bình luận

Bình luận

đau nhức xương khớp người già thuốc làm tan máu bầm thuốc thuốc chữa bầm tím.