fbpx

TAN BẦM TÍM HIỆU QUẢ

Bầm tím (còn gọi là tụ máu) là một chấn thương dưới da phổ biến biểu hiện thông qua sự đổi màu của da.Một khi nhìn thấy vết bầm trên da, có nghĩa là tế bào hồng cầu và chất dịch đã thoát ra khỏi mạch, tiếp theo đó một loạt các phản ứng sinh hóa sẽ xảy ra nhằm khắc phục ngay vị trí tổn thương, mạch co lại, quá trình đông máu hình thành tạo nút thắt bít lại lỗ hổng trên mạch.

cach-lam-tan-mau-bam-tim-hieu-qua

Cách làm tan máu bầm tím hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân gây bầm tím

Chúng ta thường gặp phải bầm tím sau khi va đập với các vật cứng, khi ngã mạnh, trong khi chơi thể thao, hay tập luyện quá sức. Khi đó các mạch máu nhỏ dưới da bị rách, vỡ; máu rỉ ra và mắc kẹt ở khoảng giữa các mô dưới da tạo thành vùng thâm tím.

Một phần nhỏ các trường hợp bị bầm tím không rõ nguyên nhân, hay hiện tượng sau khi ngủ dậy tự nhiên thấy các vết thâm tím trên da mà dân gian gọi là “ma cắn”, thường liên quan đến rối loạn chảy máu hoặc do thiếu vi chất, thành mạch giòn mỏng dễ tổn thương, đặc biệt là nếu các vết bầm tím kèm theo chảy máu cam thường xuyên hoặc chảy máu nướu răng.

Vết bầm tím ở người cao tuổi hay xảy ra vì da của họ mỏng hơn, thành mạch mất độ đàn hồi vốn có, các mô hỗ trợ mạch máu nằm bên dưới cũng trở nên mong manh hơn. Ngoài ra, vết bầm tím cũng là phổ biến hơn ở những người uống thuốc làm loãng máu.

Các triệu chứng của một vết bầm tím

Khi mới tổn thương, vết bầm tím có thể có màu nâu đỏ. Thông thường sau 2 đến 5 ngày nó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm trong vòng một vài giờ (do tế bào máu mất oxy), sau đó chuyển màu vàng hoặc màu xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành lại. Đôi khi chúng ta nhận thấy diện tích vết bầm có thể lan rộng xuống phía dưới theo hướng trọng lực, vì thế vết bầm ở chân thường sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi hơn các vết bầm ở mặt hoặc cánh tay.

lam-tan-vet-bam-tim

Cảm giác đau cũng thường kèm theo vết bầm. Một số vết bầm chỉ đau nhẹ khi cử động hoặc chạm vào, đôi khi cảm thấy đau nhói trong vài ngày đầu tiên, nhưng cơn đau thường dịu đi khi màu vết bầm nhạt dần.

Bởi vì da không bị tổn thương, rách, hở nên vết bầm không có nguy cơ nhiễm trùng. Vết bầm tím thường mất khoảng hai tuần để biến mất.

Cách làm tan máu bầm tím

Để điều trị vết bầm tím tại nhà, bạn nên tiến hành ngay sau khi bị thương sẽ đạt hiệu quả cao nhất, khi các vết bầm tím vẫn còn hơi đỏ. Xử lý nhanh chóng vết bầm ngay tại nhà giúp tăng tốc độ phục hồi cho mạch máu, giảm khả năng lan rộng vùng thâm tím và sưng đau.

lam-tan-bam-tim

Cách làm tan máu bầm tím hiệu quả

Trong vòng 48 giờ đầu: bệnh nhân nên chườm lạnh như sử dụng một túi nước đá hoặc một túi rau quả đông lạnh đặt nhẹ lên khu vực bầm tím trong 20-30 phút để giúp co mạch, giảm sưng. Không chườm đá trực tiếp lên da mà nên quấn túi nước đá trong một chiếc khăn mỏng, mềm. Bệnh nhân tuyệt đối không nên dùng dầu nóng, trứng gà nóng ngay sau va đập để lăn, xoa vào vùng tổn thương vì rất dễ tăng sưng phù, đau đớn.

Nếu vết bầm chiếm một khu vực rộng ở chân hoặc bàn chân, chúng ta nên giữ chân ở vị trí nâng cao càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu sau khi bị thương, làm như vậy sẽ hạn chế máu, dịch thoát ra khỏi lòng mạch; giảm thiểu sưng phù nhiều nhất có thể.

Paracetamol có thể được thực hiện để giảm đau theo chỉ dẫn trên chai. Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể, trên thực tế, kéo dài thời gian chảy máu.

Sau 48 giờ: nên dùng Mỡ bôi ngoài da Hồng Linh Cốt chứa các tinh dầu giúp tăng lưu lượng máu đến vùng bị thâm tím, giúp tan các vết máu tụ nhanh chóng. Đặc biệt, tinh dầu kết hợp Methyl salicylate còn giúp giảm đau, giảm sưng cho vết thương, giúp vết thương mau lành. Xoa bóp thuốc vào vết thương trong khoảng 10 phút, mỗi ngày 2 – 3 lần giúp tan máu bầm hiệu quả. Kết hợp bôi xoa Hồng Linh Cốt cùng chườm ấm, chườm nóng sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu, tăng hấp thu thuốc qua da và nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc.

tan-vet-mau-bam-tim

Cách làm tan máu bầm tím tại nhà

Tuy nhiên không phải trường hợp bầm tím nào chúng ta cũng nên tự xử lý ở nhà. Đôi khi một số căn bệnh nguy hiểm được ẩn giấu sau triệu chứng bầm tím trên da mà chúng ta hay bỏ qua vì cho rằng đó đơn thuần chỉ là do va đập.

  • Vết bầm được đi kèm với sưng và đau cùng cực, đặc biệt là nếu bạn có một loại thuốc làm loãng máu cho một điều kiện y tế.
  • Vết bầm xảy ra một cách dễ dàng hoặc không có lý do rõ ràng.
  • Vết bầm là đau đớn và dưới móng chân hoặc móng tay.
  • Vết bầm không cải thiện trong vòng hai tuần hoặc không hoàn toàn rõ ràng sau khi ba hoặc bốn tuần.
  • Nghi ngờ vết bầm có kèm xương bị gãy hay bong gân.
  • Một số vết bầm tím, chẳng hạn như những người trên đầu hoặc mắt, có thể gây ra rất nhiều lo âu.

Ngăn ngừa vết thâm

Để ngăn chặn một vết bầm, chúng ta cần lưu ý trong sinh hoạt, lao động và chơi thể thao. Chỉ cần áp dụng một số biện pháp nhỏ sau cũng giúp mọi người tránh được những va chạm không đáng có:

  • Mang đồ bảo hộ (giày, băng quấn đầu gối, cẳng chân) trong khi chơi thể thao.
  • Đặt đồ nội thất xa cửa và đường đi lại trong nhà của bạn.
  • Giữ điện thoại và dây điện cách xa các khu vực đi lại, nơi bạn có thể vấp ngã.
  • Giữ cho sàn nhà sạch, khô thoáng, không bừa bộn hoặc ẩm ướt.
  • Cắm đèn ngủ nhỏ hoặc sử dụng một đèn pin nếu bạn cần phải đi bộ đến nhà vệ sinh vào ban đêm.

Bầm tím không phải là tổn thương nghiêm trọng nếu chúng ta đánh giá đúng mức độ và biết cách làm tan máu bầm tím đúng và nhanh chóng.

Dược sĩ: Quốc Anh

Các bình luận

Bình luận

đau nhức xương khớp người già thuốc làm tan máu bầm thuốc thuốc chữa bầm tím.