fbpx

Tại sao đau nhức xương khớp tăng vào mùa đông hay giao mùa?

Nước ta là nước nằm trong vùng nhiệt đới thường có mưa nắng thất thường và độ ẩm không khí cao, mùa rông lạnh buốt còn mùa hè lại nắng nóng khó chịu. VÌ thế làm sức đề kháng của con người suy yếu và rất dễ mắc bệnh trong đó có bệnh dau nhuc xuong.

tai-sao-dau-nhuc-xuong-khop-tang-vao-mua-dong-hay-khi-giao-mua2

 Phong tê thấp là một triệu chứng  bệnh chỉ gây hại tới sức khỏe con người khi thời tiết thay đổi. Chứng bệnh phong tê thấp thường tác động đến các cơ gây đau mỏi, tê nhức dai dẳng và ảnh hướng tới cuộc sống hàng ngày.

Tê nhức chân tay cũng là một triệu chứng thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí cao, mưa gió thất thường hay nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, gió mùa đông bắc làm nhiều người bị chân tay tê nhức, dau nhuc xuong, và mệt mỏi trong người.

Vì sao lạnh lại đau nhức xương khớp?

Khi thời tiết thay đổi vào những ngày giao mùa đặc biệt là vào mùa đông lạnh giá, những người mắc bệnh về xương khớp tình trạng trở nên nặng và rõ rệt hơn. Họ sẽ cảm thấy tê cứng, đau nhức và khó cử động,.. nơi các khớp bị tổn thương. Những cơn đau sẽ làm bệnh nhân khổ sở và chất lượng cuộc sống của họ giảm.

tai-sao-dau-nhuc-xuong-khop-tang-vao-mua-dong-hay-khi-giao-mua

Những thay đổi thất thường của thời tiết như sự thay đổi của nhiệt độ nóng lạnh thất thường, lúc ẩm ướt, lúc khô hanh… cũng là những yếu tố tác động nên các yếu tố bênh trong như dịch khớp, đột nhớt của máu, sự thay đổi nồng độ hóa các chất trung gian trong cơ thể, sự kết tủa của muối và sự thay đổi vận mạch,… là những nguyên nhân đã góp phần làm xuất hiện các cơn dau nhuc xuong khớp khi thời tiết thay đổi giao mùa.

Thời tiết lạnh giá kèm theo mưa phùn làm độ ẩm không khí tăng cao làm cho các gân cơ bị co rút lại và dịch các khớp bị đông hơn. Điều này đã khiến các khớp trở nên khô cứng dẫn tới đau mỏi và khó cử động. Ngoài ra, khi thời tiết trở lạnh sẽ làm thói quen luyeenjt ập hàng ngày của bạn giảm đi đã góp phần làm bệnh càng trở nên nặng thêm.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác gây dau nhuc xuong khớp là sức đề kháng của cơ thế yếu khi thời tiết thay đổi làm các yếu tố gây bệnh phong – hàn – thấp đã tác động và xâm nhập đến kinh lạc – cơ – khớp, và làm cho khí huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là hàn. Vì thế khi thời tiết lạnh sẽ làm cơn đau cảu người bệnh tăng lên. Đặc biệt là ở người già, các chức năng khí huyết trong cơ thể hoạt động giảm sút và không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng dau nhuc xuong khớp.

Khi trời trở lạnh, không khí lạnh thâm nhập qua các lỗ chân lông và thấm qua da làm cho mạch máu trong cơ thể bị co lại, dẫn dến hoạt động lưu thông máu đến các khớp bị kém hơn. Điều này là cho các khớp bị thiếu máu và dễ dẫn tới tái phát cac bệnh về khớp trong đó có dau nhuc xuong khớp hay viêm khớp.

Vào mùa đông thời tiết lạnh giá sẽ làm người bệnh cảm thấy các khớp ngón tay, chân bị tê cứng, đau nhức nhẹ hay làm tê mỏi vào buổi sáng thức giấc.

Mùa đông sẽ làm nhiều người dặc biệt là người già tái phát bệnh viêm khớp gây nên những cơn dau nhuc xuong khớp khủng khiếp thậm chí các khớp còn xuất hiện hiện tượng bầm tím và sưng làm cho người bệnh cử động, đi lại khó khăn hơn.

Cách phòng bệnh xương khớp mùa đông

Để đảm bảo bạn có một hệ xương khớp khỏe mạnh vào mùa đông hay khi thời tiết thay đổi tốt nhất mọi người nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả:

tai-sao-dau-nhuc-xuong-khop-tang-vao-mua-dong-hay-khi-giao-mua1

– Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết thay đổi, trời trở lạnh sẽ làm cho độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên đồng thời sẽ làm tăng thêm trở ngại đến các hoạt động của khớp.  Điều này sẽ khiến người bệnh viêm khớp thấy dau nhuc xuong khớp. Người bệnh nên thường xuyên nghe tin tức dự báo thời tiết sắp chuyển lạnh để có thể tăng cường giữ ấm cơ thể và tránh lao động quá sức…Việc giữ ẩm cơ thể cần được chú trọng vào mùa đông đặc biệt là với đôi chân của bạn.

– Nghỉ ngơi hợp lý: Lúc này, bạn không nên tạo áp lực lớn và giảm các hoạt động để giảm đau cho khớp như: sử dụng gậy chống, tay viện, miếng dán ở các khớp xương hay mang găng tay, đặc biệt với những người béo phì nên giảm cân để giảm áp lực cho xương khớp.

– Chế độ ăn uống hợp lý: bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và protein đặc biệt là vitamin C,D và các thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Đồng thời bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hại cho hệ xương khớp như hải sản, thực phẩm có chất béo cao… hay những sản phẩm quán mặn, quá chua.

– Rèn luyện xương khớp:Bạn cần có những bài luyện tập hợp lý để có thể cải thiện các chức năng của khớp. Sử dụng phương pháp trị liệu, massage hay uống thuốc để làm giảm các triệu chứng dau nhuc xuong khớp.

Thùy Dung
(Tin tổng hợp)

Các bình luận

Bình luận

đau nhức xương khớp người già thuốc làm tan máu bầm thuốc thuốc chữa bầm tím.